Luật số 45/2019/QH14 của Quốc hội: Bộ Luật Lao động quy định người lao động nước ngoài đến Việt Nam làm việc ở vị trí “Chuyên gia” bắt buộc phải có Giấy phép lao động. Trừ những trường hợp không thuộc diện cấp phép lao động tại Điều 154, Luật này.

14 trường hợp Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động

Điều 3 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định:

Chuyên gia là người lao động nước ngoài thuộc các trường hợp sau đây:

a/ Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;

b/ Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;

c/ Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao dộng – Thương binh và Xã hội.

 

Điều kiện để xin giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài – vị trí “Chuyên gia”:

  • Sức khỏe: đáp ứng theo Quy định của Bộ Y tế, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Lý lịch tư pháp không vi phạm: không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
  • Có bằng tốt nghiệp Đại họcGiấy xác nhận kinh nghiệm từ 03 năm; hoặc có Chứng chỉ hành nghề và Giấy xác nhận kinh nghiệm từ 05 năm tại vị trí tương đương;
  • Đối với doanh nghiệp: Doanh nghiệp phải có văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài do Sở Lao động Thương binh và Xã hội của Tỉnh – Thành phố nơi đặt trụ sở doanh nghiệp cấp.

Chi phí dịch vụ xin cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài – vị trí “Chuyên gia”: 550USD, đã bao gồm chuyển phát hồ sơ.

(*) Áp dụng tùy trường hợp và địa phương.

Thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài – vị trí “Chuyên gia”:

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động cho Người lao động nước ngoài (Mẫu số 11/PLI);

– Giấy phép kinh doanh: Sao y công chứng 02 bản;

– Giấy khám sức khỏe tại nước ngoài hoặc các cơ sở y tế được chấp nhận ở Việt Nam;

– Hộ chiếu: Sao y công chứng (nguyên cuốn);

– Visa diện DN1;

– 02 ảnh chân dung màu 4x6cm, nền trắng, không đeo kính, nón,…;

– Lý lịch tư pháp được cấp ở nước ngoài thời hạn không quá 06 tháng kể từ ngày cấp: Hợp pháp hóa lãnh sự + Dịch thuật công chứng;

– Bằng Đại học + Giấy xác nhận kinh nghiệm ít nhất 03 năm: Hợp pháp hóa lãnh sự + Dịch thuật công chứng;

Link: Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài có thời hạn bao nhiêu năm?

Căn cứ Điều 10 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:

  1. Thời hạn của hợp hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết.
  2. Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam.
  3. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữ đối tác Việt Nam và nước ngoài.
  4. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữ đối tác Việt Nam và nước ngoài.
  5. Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.
  6. Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
  7. Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó.
  8. Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
  9. Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này.